5 bước tự làm Website bằng WordPress để kinh doanh kiếm tiền online

Nếu như trước kia việc làm 1 website bắt buộc phải biết lập trình thì giờ đây mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi. 

Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tự làm website mà vẫn chuyên nghiệp, chuẩn seo và kiếm tiền như thường mà không cần biết lập trình.

Với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ, đặc biệt là nền tảng WordPress bạn có thể tự tay làm một Website chuyên nghiệp mà không cần biết về lập trình.

Trước kia tôi cũng từng mò mẫm trên google với những từ khóa tương tự như thế này:

Tự làm Website như thế nào? 

Làm Website có khó không?

Làm Website bằng WordPress như thế nào?

Thiết kế Website chuyên nghiệp giá rẻ?

Các bước tự làm Website WordPress?

Và tôi nhận được rất nhiều các thông tin hỗn tạp khác nhau. Chính vì vậy sau khi đã tự làm được website cho riêng mình và chinh chiến qua nhiều năm với website thì đây sẽ là những điều tóm gọn nhất bạn cần biết khi làm website.

Đầu tiên bạn cần hiểu tại sao bạn lại nên tự tạo website mà không cần thuê làm website hộ.

Dưới đây có thể là 1 vài lý do chính đáng.

  • Dễ dàng quản lý dữ liệu mà không phụ thuộc người khác
  • Không bị rơi vào các dịch vụ thiết kế web “lởm” do thiếu kinh nghiệm
  • Đỡ kinh phí thuê nhà quản trị Web
  • Giá rẻ hơn rất nhiều so với các dịch vụ thiết kế (Chỉ cần khoảng vài trăm ngàn mỗi năm đã có được Hosting và Domain để chạy Website WordPress)

Vì vậy cách tốt nhất bạn nên tự học làm website bằng WordPress, nó không có gì khó & thậm chí rất dễ dàng nếu bạn chăm chỉ một chút.

Hơn nữa bạn có thể tiết kiệm tối thiểu chi phí cho dịch vụ Web và toàn quyền quản lý dữ liệu của mình thay vì phụ thuộc người khác.

5 bước tự làm Website bằng WordPress để kinh doanh kiếm tiền online

Bước 1: Lựa chọn và đăng ký tên miền

Tên miền hay còn gọi là domain, nhưng xét cho cùng thì nó đơn giản là địa chỉ để người khác truy cập vào Website của bạn

Ví dụ bạn gõ themevip.net trên trình duyệt thì sẽ truy cập vào trang chủ của tôi. Trong đó bạn cần biết phần themevip là tên và .net là phần mở rộng.

Phần tên do bạn tự đặt nên khá linh hoạt nhưng đa số tên hay đã bị người ta chọn hết. Tuy nhiên nếu chịu khó động não vẫn còn đống tên hay.

Phần mở rộng không nhất thiết phải .net .com mà có thể là .org .top .shop .vn…tùy vào từng nhu cầu và lĩnh vực bạn có thể chọn một cho phù hợp. 

Lời khuyên tốt nhất hãy chọn .com .net vì nó phổ biến và quen thuộc với mọi người. Nếu bạn sử dụng những phần mở rộng khác có khi khách truy cập sẽ bỏ qua vì họ thấy nó quá lạ và thiếu sự tin tưởng.

Lý do đơn giản vì Domain là tên Website của bạn và cũng chính là thương hiệu của bạn. Bạn không thể đặt tên cho đứa con tinh thần của mình một cách tùy tiện được.

Sau khi chọn được một tên miền ưng ý nhất, bạn hãy nhanh tay đăng ký nó với một nhà cung cấp tên miền để xác nhận bạn sở hữu tên miền đó.

Giá đăng ký một tên miền cũng không quá đắt hơn nữa các nhà cung cấp tên miền quốc tế thường có chương trình ưu đãi dành cho người mới.

Tùy vào phần mở rộng mà giá của domain cũng khác nhau. Tuy nhiên .com luôn được ưa chuộng bởi người dùng, mặc dù tìm được tên hay là không dễ. Giá của .com cũng khả rẻ khi dao động từ $9 cho năm đầu tiên và $12 cho những lần gia hạn kế tiếp.

Bước 2: Lựa chọn Hosting phù hợp

Hosting là công cụ không thể thiếu với mọi Website có mặt trên Internet, cho dù thuê dịch vụ thiết kế hay tự làm bạn bắt buộc phải cần nó.

Hosting được hiểu đơn giản là một không gian lưu trữ trực tuyến, nơi mọi dữ liệu về Website của bạn được nằm tại đây nhằm đáp ứng nhu cầu truy cập mọi lúc của người dùng

Có rất nhiều loại hosting được giới thiệu trên thị trường, chúng thường có giá dao động từ vài $ đến vài ngàn $ mỗi tháng. Tùy vào từng nhu cầu và quy mô của doanh nghiệp nên giá sẽ khác nhau.

Nếu bạn là người mới làm Website, bạn chỉ cần bắt đầu với Shared Hosting là đủ. Vì lúc này bạn chưa nhận được nhiều lượng truy cập và chi phí nó phù hợp với túi tiền của những người chưa có nhiều vốn.

Sau này khi website của bạn phát triển và có nhiều kinh nghiệm quản trị hơn thì bạn có thể chuyển sang VPS để có hiệu suất tốt hơn. Nhưng tạm thời chúng ta chưa cần bàn tới loại này.

Thông thường với lựa chọn Shared hosting bạn chỉ cần bắt đầu ở mức khoảng 3-$10/tháng.

Gợi ý 1 nhà cung cấp hosting mà bạn nên dùng là HawkHost.

HawkHost là một trong những nhà cung cấp hosting hàng đầu Châu Á. Hơn nữa là họ có các server đặt gần Việt Nam như HongKong & Singapore. Điều này sẽ giúp tốc độ truyền tải một cách nhanh chóng và tránh được các sự cố như đứt cáp.

Hơn nữa Hawkhost thường có các chương trình ưu đãi để thu hút và giữ chân khách hàng giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Cuối cùng họ còn hỗ trợ cho bạn SSL Let’s Encrypt miễn phí (một công nghệ bảo mật Website với giá khá cao nếu bạn mua lẻ bên ngoài). Bên cạnh đó bạn còn dễ dàng cài đặt WordPress trên Cpanel chỉ với một cú nhấp chuột.

Bước 3: Kết nối Domain với Hosting

Quá trình kết nối này rất đơn giản và nhanh chóng, bạn sẽ cần khoảng 2 phút là xong. 

Bước 4: Cài đặt WordPress trên hosting

Khi đã có domain, hosting và kết nối chúng với nhau thành công, bước cuối cùng bạn cần làm là bạn cài đặt WordPress trên Host.

Rất may các nhà cung cấp hosting hiện nay đều nhận ra sự phổ biến của WordPress nên đã tích hợp sẵn nó trên Cpanel của họ.

Những gì bạn cần làm là đăng nhập vào Cpanel của host và tìm đến biểu tượng WordPress. Sau đó chỉ cần click vào nó và tiến hành một số bước điền thông tin đơn giản.

Sau khi cài đặt thành công thì bạn đã hoàn thành các bước tạo website cho mình. Tương tự như vậy, từ thời điểm này bạn có thể làm bao nhiêu Website cũng được.

Cuối cùng bạn chỉ cần đăng nhập vào trang quản trị và tiến hành một số bước làm quen dành cho người mới. Mình đảm bảo bạn sẽ thấy quản trị web chưa bao giờ dễ dàng đến thế.

Bước 5: Làm quen với số thao tác cơ bản

Để bạn không phải bỡ ngỡ với WordPress và trải nghiệm được sự hoàn hảo của nó. Sau khi tạo website thành công website và đăng nhập vào trang quản trị, bạn sẽ cần làm quen với những điều này:

  • Cài đặt Theme:
    Theme là những thứ tạo nên giao diện cho website của bạn, hay nói cách khác là những gì khách truy cập sẽ trải nghiệm khi truy cập. (WordPress hỗ trợ cho bạn một kho giao diện khổng lồ với hàng ngàn lựa chọn hoàn toàn miễn phí tuy nhiên sẽ có những hạn chế hoặc logo của thương hiệu khác trên website của bạn. Hoặc bạn có thể dùng theme trả phí để được tối đa công dụng nhất. Yên tâm là thay vì phải chi hàng chục triệu để mua theme bản quyền thì ở Themevip.net bạn chỉ cần bỏ ra số tiền siêu nhỏ là có thể sở hữu sản phẩm chính hãng với giá siêu rẻ.).
  • Cài đặt Plugin:
    Nếu theme là giao diện thì Plugin là công cụ cho phép bạn thêm bất kỳ tính năng nào mà một website cần có. Chẳng hạn như các thanh trượt, trình chiếu, các chức năng thanh toán trực tuyến,…WordPress cũng hỗ trợ cho bạn một kho plugin với hàng ngàn tính năng hữu ích, bạn chỉ cần tìm plugin hỗ trợ tính năng mình cần và cài đặt nó. Yên tâm là thay vì phải chi hàng chục triệu để mua theme plugin bản quyền thì ở Themevip.net bạn chỉ cần bỏ ra số tiền siêu nhỏ là có thể sở hữu sản phẩm chính hãng với giá siêu rẻ.
  • Tạo bài viết đầu tiên của bạn: 
    Bắt đầu đưa suy nghĩ và thông tin bạn muốn truyền tải một cách dễ dàng với trang soạn thảo tương tự như Word.

Như vậy chỉ với 5 bước đơn giản bạn đã chính thức có 1 website để kinh doanh kiếm tiền online rồi đó.

Hãy bắt tay vào làm website ngay bây giờ càng sớm càng tốt nhé!

Chúc bạn thành công!